Ngày nay, nhu cầu bảo mật thông tin và tin nhắn cá nhân người sử dụng mạng xã hội ngày càng cao. Hiểu được nỗi lòng ấy, Zalo đã phát triển tính năng mã hóa đầu cuối Zalo. Vậy, mã hóa đầu cuối Zalo là gì và cách bật ra sao? Cùng theo dõi ngau dưới bài viết này nhé!
Mã hóa đầu cuối Zalo là gì?
Mã hóa đầu cuối Zalo là một công nghệ bảo mật mới do Zalo phát triển. Khi nâng cấp, tính năng này sẽ mã hóa toàn bộ tin nhắn dưới dạng ký tự đặc biệt trong quá trình nhắn tin của người gửi và người nhận.
Trong đó, chỉ có người gửi và người nhận nhận được tin nhắn dưới dạng văn bản bình thường. Đối với các đối tượng khác, khi xâm nhập vào đoạn trò chuyện, tin nhắn sẽ hiển thị dưới dạng mã hóa.
Tin nhắn khi được mã hóa, chỉ mỗi người gửi và người nhận mới giải mã được. Kể cả Zalo cũng sẽ không thấy được tin nhắn. Nhờ vậy, tin nhắn của bạn sẽ hoàn toàn được bảo mật, tránh khỏi trường hợp bị lấy cắp tin nhắn.
Những lợi ích của mã hoá đầu cuối Zalo
Mã hóa đầu cuối là một tính năng bảo mật quan trọng giúp Zalo bảo vệ sự riêng tư. Đồng thời, đảm bảo sự an toàn dữ liệu cho người dùng. Với sự hỗ trợ của tính năng này, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích như:
- Bảo mật toàn bộ nội dung cuộc trò chuyện.
- Chống rò rỉ dữ liệu người dùng.
- Giảm thiểu rủi ro bị đánh cắp thông tin trên không gian mạng.
Trong trường hợp người dùng đăng nhập Zalo bằng thiết bị hay mạng công cộng, không đảm bảo sự riêng tư thì tính năng này còn giúp bạn tránh nguy cơ bị truy cập trái phép.
Những loại tin nhắn nào mã hóa trên Zalo?
Ở thời điểm hiện tại, Zalo hỗ trợ người dùng mã hóa những loại tin nhắn phổ biến như:
- Tin nhắn dạng văn bản, tin nhắn thoại.
- Mã hóa hình ảnh, video.
- Sticker, hình vẽ tay.
- Gif, emoji.
- Chia sẻ vị trí, link liên kết.
Tuy nhiên, cần lưu ý đây phải là những tin nhắn trò chuyện cá nhân. Với các tin nhắn trong nhóm (group), những phần trên vẫn không được mã hóa. Bất kỳ thành viên nào trong nhóm đều có thể xem được một cách dễ dàng.
Sắp tới, Zalo cũng đang có kế hoạch mã hóa cuộc gọi và Livestream khi ứng dụng này đang dần phát triển theo hướng sàn thương mại. Đây sẽ là một bước tiến nhảy vọt giúp Zalo phát triển hơn nữa trong thời đại số.
Cách tắt mã hóa đầu cuối tin nhắn Zalo trên điện thoại
Với người dùng có nhiều thiết bị điện tử thì việc kích hoạt tính năng này sẽ gây nhiều phiền phức. Chẳng hạn như khi bạn đăng nhập Zalo trên PC, đăng nhập trên điện thoại khác thì bạn cũng không thể truy cập được tin nhắn.
Trong trường hợp này, bạn có thể tắt tính năng đi bằng tiện ích mở rộng của Zalo là Zax.
Cách vô hiệu hóa mã hóa đầu cuối trên iPhone
Trên iOS bạn không thể tải trực tiếp ZaX mà phải tải thông qua 1 trình duyệt khác. Phổ biến nhất chính là trình duyệt Orion.
Bước 1: Bạn tải và cài đặt ứng dụng ZaX.
Bước 2: Sau khi cài đặt hoàn tất, bạn mở file vừa tải lên. Một cửa sổ nhỏ hiện ra, bạn kéo cần gạt sang phải (ON màu xanh) để kích hoạt Zalo Extension.
Bước 3: Tiếp đến, bạn nhấn vào biểu tượng của ZaX rồi chọn mục Tắt mã hóa đầu cuối.
Bây giờ, bạn quay trở lại trang trò chuyện Zalo, tìm và chọn vào icon Zalo của người mà bạn muốn tắt mã hóa là xong.
Cách vô hiệu hóa mã hóa đầu cuối Zalo trên Android
Với điện thoại Android bạn cũng tắt tính năng này thông qua trình duyệt Kiwi Browser:
Bước 1: Bạn truy cập vào kho ứng dụng của Android, tìm tải và cài đặt trình duyệt Kiwi Browser.
Bước 2: Tiếp theo, các bạn hãy cài đặt tiện ích ZaX trên cửa hàng Chrome trực tuyến.
Bước 3: Bấm vào biểu tượng dấu 3 chấm bên phải màn hình, chọn tiếp vào Desktop site.
Bước 4: Đăng nhập Zalo bằng trình duyệt Kiwi Browser vừa tải.
Bước 5: Chọn vào biểu tượng Zax rồi chọn tiếp vào Tắt mã hóa đầu cuối.
Bước 6: Tiếp tục chọn vào các cuộc trò chuyện bạn muốn vô hiệu hóa đầu cuối. Hoàn tất công đoạn này bạn ấn chọn Tắt mã hóa là được.
Sau khi hoàn tất, bạn thoát ứng dụng rồi đăng nhập lại để kiểm tra thành quả nhé.
Cách tắt mã hóa đầu cuối tin nhắn Zalo trên PC, máy tính
Đối với Zalo Web, bạn có thể thực hiện việc tắt mã hóa này theo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Bạn tải ZaX về máy, sau đó giải nén và mở ứng dụng.
Bước 2: Tại mục Zalo Extension, bạn kéo thanh gạt sang phải để kích hoạt ZaX.
Bước 3: Click chuột vào biểu tượng của ZaX, chọn tiếp Mã hóa đầu cuối.
Bước 4: Tiếp tục là chọn danh sách những người mà bạn muốn tắt đoạn chat mã hóa. Nhấn tiếp vào Tắt mã hóa là thành công.
Sau khi hoàn tất các thao tác trên, bạn thoát ứng dụng, khởi động lại máy và truy cập Zalo Web lại nhé.
Cách bật tính năng mã hóa đầu cuối tin nhắn trên Zalo
Nếu muốn sử dụng lại tính năng này, bạn chỉ cần bật lại. Cách bật mã hóa đầu cuối như thế nào? Xem ngay hướng dẫn ở phần bên dưới đây.
Trên điện thoại
Trên điện thoại, bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Bạn mở ứng dụng Zalo, mở người liên lạc Zalo mà bạn muốn bật tính năng.
Bước 2: Trên thanh công cụ trên, bạn nhấn chọn vào biểu tượng 3 dấu gạch. Sau đó, ấn chọn vào mục Mã hoá đầu cuối.
Bước 3: Chọn tiếp vào mục Nâng cấp mã hóa đầu cuối.
Sau khi bạn nhấn mục này, đoạn chat sẽ ngay lập tức được bật mã hóa.
Bạn muốn tiết kiệm thời gian và gửi tin nhắn tự động trên Zalo, nhưng chưa biết phải làm sao? 2 cách hẹn giờ gửi tin nhắn Zalo để công việc của bạn trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Trên máy tính
Cách bật mã hóa đầu cuối tin nhắn Zalo trên laptop/PC được thể hiện qua các bước sau:
Bước 1: Bạn mở ứng dụng Zalo Web lên, truy cập vào đoạn tin nhắn mà bạn muốn kích hoạt lại mã hóa. Tại khung trò chuyện, bạn nhấn chọn vào ô vuông ngoài cùng ở góc trên bên phải.
Bước 3: Click chọn vào mục Mã hóa đầu cuối.
Bước 4: Tiếp theo, một cửa sổ nhỏ hiện lên thông báo cho bạn rằng Mã hóa hoàn tất khi người mà bạn chọn truy cập Zalo. Bạn ấn chọn vào mục Đã hiểu.
Bạn có thể nhắn tin cho người này để kiểm tra kết quả ngay nhé.
Lưu ý:
- Khi nâng cấp tính năng mã hóa, quá trình nâng cấp sẽ hoàn tất nếu đối phương bắt đầu truy cập Zalo.
- Tuy nhiên, trong lúc đối phương chưa truy cập ứng dụng, bạn đã có thể gửi tin nhắn dưới dạng mã hóa cho người này.
Một số lưu ý cần biết về tính năng mã hóa đầu cuối Zalo
Để sử dụng tốt tính năng mã hóa này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đây là phiên bản Beta, chỉ thực hiện cập nhật theo từng đoạn tin nhắn, không thể mã hóa hết toàn bộ.
- Chưa có cách hủy hoàn toàn tính năng này. Vì thế, bạn chỉ có thể tạm tắt/vô hiệu hóa thông qua ứng dụng thứ 3. Khi thực hiện, cần chọn ứng dụng mà chúng tôi vừa gợi ý. Không nên thử các ứng dụng khác để tránh rủi ro link không an toàn.
- Thường xuyên cập nhật phiên bản Zalo mới nhất. Điều này sẽ giúp bạn được sử dụng các tính năng mới. Đồng thời, nâng cao hiệu quả bảo mật tài khoản Zalo.
Trong quá trình sử dụng, nếu gặp bất kỳ vấn đề về bảo mật, đăng nhập,… Hãy liên hệ ngay với Zalo để được hỗ trợ kịp thời nhé.
Kết luận
Cách tắt mã hóa đầu cuối Zalo đã được chia sẻ đến bạn. Chúc các bạn thực hiện thành công. Theo dõi Thuthuat.dev để xem thêm nhiều bài viết hữu ích khác về ứng dụng Zalo nhé!
Cập nhật thêm nhiều tin tức hay và bổ ích tại Thủ thuật sửa chữa Thuthuat.dev