Ép xung CPU Android là cách giúp gia tăng hiệu suất của điện thoại Android để có thể chơi game, sử dụng máy với trải nghiệm nhanh hơn so với tốc độ xử lý mặc định. Tuy nhiên để thực hiện cách ép xung CPU Android không cần root, cần phải tìm hiểu kỹ về kỹ thuật này để tránh sai sót, gây lỗi. Nếu bạn đang chưa biết cách hãy theo dõi ngay bài viết này nhé!
Ép xung CPU là gì?
Ép xung nói một cách đơn giản chính là tăng tần số tối đa mà bộ vi xử lý của bạn có thể chạy và từ đó giúp tăng hiệu suất thiết bị Android của bạn. Ví dụ nếu CPU đang chạy ở mức 1.5GHz thì bạn có thể ép xung CPU Android lên 1.8GHz.
Ngoài việc ép xung tăng lên thì bạn cũng có thể thực hiện ép xung giảm tốc độ xung nhịp xuống để giúp tiết kiệm pin cho thiết bị Android.
Có nên ép xung CPU Android hay không?
Thực ra có nên ép xung CPU Android hay không? Trên thực tế, việc ép xung có thể mang đến lợi ích thì cũng không ngoại trừ các rủi ro mà bạn có thể gặp phải khi tiến hành ép xung CPU Android không root.
Lợi ích của việc ép xung chính là bạn sẽ được trải nghiệm tốc độ xử lý nhanh chóng và linh hoạt hơn so với mặc định ngay cả khi bạn đang sử dụng nhiều tác vụ cùng lúc.
Rủi ro khi ép xung CPU Android chính là bạn có thể làm hỏng phần cứng của bạn bởi vì ép xung sẽ bắt thiết bị hoạt động hết công suất nên nếu không thận trọng, CPU sẽ bị quá nóng nhẹ thì giảm tuổi thọ, nặng thì sẽ bị hỏng hoàn toàn. Ngoài ra khi ép xung thiết bị cũng sẽ bị hao pin nhanh chóng.
Một số cách kết nối điện thoại với máy tính PC, laptop đơn giản, nhanh gọn nhất! Hãy xem ngay nhé!
Hướng dẫn ép xung CPU Android không cần root chi tiết
Nếu bạn đã tìm hiểu và không ngại những rủi ro khi ép xung CPU Android thì hãy tiếp tục tìm hiểu cách ép xung CPU Android nhé! Bạn hãy thực hiện theo các bước trong phần hướng dẫn cách ép xung CPU Android dưới đây để tiến hành ép xung CPU Android như sau:
- Bước 1: Download phần mềm ép xung CPU Android tại link sau: Hãy thực hiện theo các yêu cầu trên trang web để tải ứng dụng. Lưu ý ép xung no root có nghĩa là không yêu cầu thiết bị Android của bạn phải root.
- Bước 2: Cài đặt ứng dụng vừa tải về và cửa sổ CPU Tuner sẽ xuất hiện, bạn hãy cấp phép cho thiết bị Android để tiếp tục cài đặt. Sau khi ứng dụng được cài đặt, sẽ có một cửa sổ hiện lên, bạn hãy chọn Yes để cài đặt hoàn tất khi đã ép xung CPU Android.
- Bước 3: Chọn biểu tượng hình hộp quà ở góc phải trên cùng màn hình và cửa sổ với dòng chữ Choose your experience sẽ xuất hiện và nếu bạn chưa root thiết bị, hãy bấm vị trí bất kỳ để tắt cửa sổ và ô No usable configuration sẽ xuất hiện > Chọn Continue.
- Bước 4: Chọn Profile ở giao diện tiếp theo > Chọn dấu cộng ở profile name và hãy đặt 1 tên dễ nhớ sau đó điều chỉnh các thông số ở các tab như sau:
- Mobile data 2G/3G: Chọn 3G Only (dù bạn sử dụng 3G, 4G hay không dùng data thì vẫn chọn 3G Only nhé!).
- Mobile Con: Enable.
- Background: Disable.
- WiFi: Chọn Enable nếu bạn dùng WiFi chơi game, không thì chọn Disable.
- Bluetooth: Disable.
- Airplane mode: Disable.
- Governor: kéo Min và Max lên mức cao nhất 1094 MHz.
Sau khi cài đặt xong thì bạn lưu lại bằng cách chọn biểu tượng hình ổ đĩa ở góc phải phía trên,
- Bước 5: Tiếp theo bạn chuyển sang mục Triggers và chỉnh như sau:
- Battery Level: Chỉnh về mức 100.
- On Battery, Screen Locked, Screen Off, On Power, Battery Hot, Call-in Progress đã được cài đặt sẵn nên không cần sửa đổi. Lưu ý bạn hãy tích dấu tích ở ô Battery Hot rồi mới lưu lại nhé!
- Bước 6: Tại tab Current trong phần Profile bạn tạo tên ban đầu bạn đã lập, các phần còn lại bỏ qua.
- Bước 7: Sau khi đã hoàn tất thiết lập trên, bạn bắt đầu chạy ứng dụng bằng cách ấn vào dấu 3 chấm trên màn hình > Setting > check vào ô Enable CPU Tuner tại các mục hiển thị để chạy ứng dụng khi ép xung CPU Android.
Truy cập nhanh mục thủ thuật Android để cập nhật những mẹo hay, kinh nghiệm mới nhất, đầy đủ nhất.
Nếu ứng dụng không chạy, bạn hãy quay trở lại phần Current và chọn lại tên ban đầu ở phần profile một lần nữa. Nếu thiết bị của bạn đang được ép xung thì trên thanh phương tiện ứng dụng đang chạy chuyển từ xanh sang vàng.
Trong khi cách ép xung CPU Android, bạn vẫn có thể sử dụng các ứng dụng khác như lướt web, chơi game,…nhưng hãy đảm bảo là ứng dụng ép xung vẫn đang chạy ngầm. Trên thanh phương tiện nếu ép xung vẫn ở màu vàng thì bạn đã thực hiện thành công.
Kết luận
Với cách ép xung CPU Android không cần root trên, bạn sẽ dễ dàng tăng hiệu suất cho thiết bị Android của mình, giúp thiết bị hoạt động và xử lý nhanh chóng hơn, mang đến trải ngiệm tuyệt vời hơn sau khi ép xung. Đừng quên theo dõi Thuthuat.dev để cập nhật thêm nhiều mẹo hay cho Android nhé!
Bạn đang đọc bài viết Cách ép xung CPU Android không cần root chi tiết nhất tại chuyên mục Thủ thuật thiết bị trên website Thuthuat.dev.